CPL là gì? Ưu-nhược điểm của CPL với doanh nghiệp

Trong mỗi chiến dịch truyền thông, chi phí CPL rất quan trọng. Nếu bạn là doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing hay là newbie mới vào nghề thì hãy cùng ANDI tìm hiểu xem CPL là gì? Tầm quan trọng của CPL trong chiến dịch truyền thông Marketing của doanh nghiệp ra sao thông qua bài viết này nhé!

Ảnh: Sưu tầm 

Chi phí CPL là gì?

Định nghĩa về CPL

CPL được viết tắt của cụm từ “Cost Per Leads” – tức là chi phí mà nhà quảng cáo phải trả cho mỗi khách hàng tiềm năng mà họ thu được từ quảng cáo. Khi bắt đầu quảng cáo, sẽ có rất nhiều hình thức, sử dụng cho từng mục đích khác nhau. Khi khách hàng để lại thông tin: số điện thoại, email,… hay tham khảo về giá, sản phẩm, dịch vụ của bạn thì là bạn đang chạy thu leads. Khi này, những khách hàng tiềm năng này rất có thể trở thành khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

CPL cung cấp thông tin gì cho doanh nghiệp trong mỗi chiến dịch truyền thông?

Việc theo dõi, đánh giá chi phí là điều rất quan trọng trong mỗi chiến dịch truyền thông, marketing. Bạn không thể cứ bỏ tiền vào quảng cáo mà không có cơ sở đánh giá hiệu quả hay không. Như vậy, không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn tốn kém rất nhiều chi phí của doanh nghiệp.

CPL cho biết bạn phải bỏ ra bao nhiêu tiền để thu hút một khách hàng tiềm năng (Lead) cho doanh nghiệp. CPL có thể cao hoặc thấp tùy thuộc vào kênh và chiến dịch marketing bạn sử dụng. Để tính CPL, bạn chỉ cần chia tổng chi phí của chiến dịch cho tổng số Lead thu được trong một khoảng thời gian nhất định.

Công thức tính CPL

Ảnh: Sưu tầm 

Tính CPL rất đơn giản, bạn chỉ cần áp dụng công thức:

CPL = Tổng chi phí của chiến dịch/ cho tổng số Lead thu được

Ví dụ: với camp quảng cáo, tổng chi phí bạn sử dụng cho camp dó là 20.000.000 đồng và tổng số leads bạn thu về là 100 leads thì từ đây, bạn có thể tính CPL theo công thức như sau:

CPL = 20.000.000/100 = 200.000

Vậy với chiến dịch đó, số tiền bạn mà bạn phải trả cho mỗi khách hàng tiềm năng từ quảng cáo là 200.000/người

Ưu – nhược điểm của CPL với doanh nghiệp trong mỗi chiến dịch truyền thông

Ảnh: Sưu tầm 

Ưu điểm

Tỷ lệ hoa hồng của việc chạy quảng cáo CPL cao hơn các hình thức khác như CPC (Cost Per Click) hay CPM (Cost Per Mile) bởi CPL yêu cầu người xem cung cấp thông tin theo mục đích của từng doanh nghiệp hoặc từng chiến dịch mà doanh nghiệp bật quảng cáo.

Khi khách hàng thực sự quan tâm và điền đúng thông tin doanh nghiệp đang cần thì quảng cáo CPL sẽ mang lại hiệu quả cao. Việc này cũng giúp kết nối Marketer và Saler trong việc hiểu rõ khách hàng và tư vấn đúng thứ họ cần, tăng khả năng chốt sale và tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.

Bạn có thể đặt ra các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể cho từng chiến dịch, kênh, và bộ phận, đồng thời theo dõi và đánh giá kết quả.

Nhược điểm

Song hành cùng các ưu điểm, CPL cũng tồn tại những nhược điểm riêng. Đầu tiên phải kể đến là những thông tin khách hàng cung cấp không chính xác. Tiếp theo là chi phí dành cho CPL khá lớn và thường sẽ không phù hợp với những doanh nghiệp có ngân sách quảng cáo hạn chế.

Làm cách nào để triển khai hình thức quảng cáo CPL?

Ảnh: Sưu tầm 

Để có thể triển khai quảng cáo CPL, bạn cần phải có một nơi để người dùng có thể điền Form (thông tin gồm tên, số điện thoại, email…). Thông thường nó sẽ là Landing Page được thiết kế nhằm đảm bảo khả năng chuyển đổi cao. Bạn hoàn toàn có thể thiết kế Landing Page bằng code, hoặc dùng các bên dịch vụ hỗ trợ.

Sau khi đã có Landing Page, bạn có thể sử dụng các công cụ quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads, Instagram Ads, Zalo Ads… để đổ lưu lượng truy cập vào Landing Page đó và tạo ra Lead. Lưu lượng truy cập càng chất lượng và đúng đối tượng, Lead sẽ càng có giá trị cao và dễ dàng chuyển thành doanh thu sau này.

Chiến dịch quảng cáo CPL là một lựa chọn phù hợp phù hợp đối với những đối tác tiếp thị, và các nhà tiếp thị thương hiệu muốn thu hút người dùng ở nhiều điểm tiếp xúc khác nhau. Hãy cân nhắc các chi phí cơ hội một cách kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm để chiến dịch quảng bá của bạn đạt được hiệu quả tốt nhất.

Phần kết

Trong bài viết này, ANDI đã làm rõ cho các bạn hiểu được CPL là gì? Ưu-nhược điểm của CPL đối với doanh nghiệp trong các chiến dịch Marketing ra sao cũng như làm thế nào để triển khai chiến dịch CPL hiệu quả. Hi vọng bài viết này đã cung cấp được nhiều thông tin bổ ích cho các bạn newbie marketer.

Và những doanh nghiệp đang có nhu cầu mở rộng data khách hàng qua các chiến dịch quảng cáo CPL nhưng muốn có đội ngũ marketing chuyên nghiệp. Có thể đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho từng chiến dịch, đồng thời theo dõi, đánh giá kết quả chi tiết thì hãy liên hệ trực tiếp với ANDI Agency ngay hôm nay. Quý khách hàng có thể liên hệ qua hotline: 𝟎𝟑𝟗.𝟖𝟖𝟓.𝟏𝟎𝟎𝟏 hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!

—————–
𝐀𝐍𝐃𝐈 𝐀𝐠𝐞𝐧𝐜𝐲 – 𝐄𝐯𝐞𝐧𝐭𝐬 | 𝐁𝐫𝐚𝐧𝐝𝐢𝐧𝐠 | 𝐌𝐞𝐝𝐢𝐚
☎️ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 𝟎𝟑𝟗.𝟖𝟖𝟓.𝟏𝟎𝟎𝟏
📬 𝐌𝐚𝐢𝐥: 𝐭𝐞𝐚𝐦@𝐚𝐧𝐝𝐢𝐚𝐠𝐞𝐧𝐜𝐲.𝐯𝐧
🌐 𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: 𝐡𝐭𝐭𝐩𝐬://𝐚𝐧𝐝𝐢𝐚𝐠𝐞𝐧𝐜𝐲.𝐯𝐧/

 

 

Leave Comments

039.885.1001
0398851001